Lịch sử Fudai daimyō

Nguồn gốc

Nhiều gia tộc được phong fudai daimyō khi đã phục vụ gia tộc Tokugawa trước khi gia tộc này nắm toàn bộ quyền cai trị quốc gia. Một số gia tộc được phong như gia tộc Honda, Sakai, Sakakibara, Ii, Itakura, và Mizuno. "Tứ Thiên vương của Tokugawa Ieyasu" gồm Honda Tadakatsu, Sakakibara Yasumasa, Sakai Tadatsugu, và Ii Naomasa—tất cả đều là fudai thời kỳ trước Edo, và sau đó trở thành fudai daimyō. Ngoài ra, một nhánh của gia tộc Matsudaira (có nguồn gốc từ gia tộc Tokugawa), được giữ họ Matsudaira, vẫn là fudai.

Thời kỳ Edo

Khi Tokugawa Ieyasu nắm quyền lực vào thế kỷ XVI, lãnh địa của ông tăng lên, và khi lãnh địa tăng lên, ông bắt đầu trao đất sở hữu cho các chư hầu của mình, nhiều người trong số đó được phong daimyō. Đây là sự ra đời của hạng fudai daimyō. Trái ngược với tozama, fudai là người cai trị phiên nhỏ, nhiều người ở vị trí chiến lược tại trục đường chính hoặc trong khu vực Kantō gần nơi đóng đô của Mạc phủ tại Edo.[2] Chức vụ cao nhất trong Mạc phủ là Rōjū (Lão trung 老中) và wakadoshiyori (Nhược niên kì 若年寄), cũng thường trở thành fudai. Theo truyền thống Kyoto Shoshidai (Kinh đô sở tư đại 京都所司代) hầu như cũng là fudai daimyō.

Một số gia tộc khác cũng là fudai: OgasawaraDoi.

Đôi khi, một người trong gia tộc cũng được trở thành fudai. Như Matsudaira Sadanobu thuộc gia tộc Matsudaira trở thành fudai[3] house to being a recognized relative of the Tokugawa family.[4] Ngoài ra, một hatamoto cũng được tăng mức thu trên 10,000 koku nếu trở thành fudai daimyō.

Bakumatsu và sau này

Hayashi Tadataka, fudai daimyō nổi tiếng thời kỳ Bakumatsu

Nhiều fudai daimyōs đã tham gia vào hoạt động chính trị mạnh mẽ Bakumatsu, cũng như các hoạt động đổi mới quân sự trong thời kỳ đó. Hai fudai daimyō bối cảnh đó là Ogasawara Nagamichi[5]Itakura Katsukiyo,[6] là hai rōjū cuối cùng, và tích cực cải cách và củng cố Mạc phủ đang suy yếu. Ngoài ra, Matsudaira Munehide, cũng phát triển ngoại giao.

Trong Chiến tranh Boshin năm 1868–69, nhiều fudai như Toda của Ogaki và Tōdō của Tsu đứng về phía Mạc phủ trong trận chiến đầu tiên tại Toba–Fushimi. Tuy nhiên, sau sự thất bại của Mạc phủ, nhiều fudai đã không đứng về phía Mạc phủ hoặc với quân đội của shougun rút lui về phía bắc mà thành lập Cộng hòa Ezo.[7] Một số người vẫn trung lập, trong khi những người khác (như lãnh chúa Ōgaki và Tsu) chuyển sang trung thành và công khai ủng hộ Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Ogasawara Nagamichi và Itakura Katsukiyo đã lãnh đạo các nhóm nhỏ cản bước tiến và chống lại lực lượng đế quốc. Tuy nhiên, lãnh địa của họ đã bị quân đội đế quốc chiếm đóng và buộc phải tham gia vào cuộc chiến thay mặt cho quân đội của đế quốc.[8] Duy một fudai daimyō, Hayashi Tadataka của phiên Jōzai, sẵn sàng rời khỏi lãnh địa của mình vào đầu năm 1868, và lãnh đạo hầu hết lực lượng của mình thay mặt cho quân đội của shougun trước đây, trong cuộc chiến chống lại quân đội đế quốc.[9] Ngoài ra, một số ít fudai ở vùng cực bắc hình thành của Liên minh phía Bắc, một Liên minh chiến đấu riêng không theo shogun.

Hầu hết fudai bước vào thời kỳ Meiji một cách hòa bình, và cai trị các phiên đến khi xóa bỏ năm 1871. Sau đó các gia tộc fudai daimyōs trở thành kazoku tầng lớp quý tộc mới của Nhật Bản.